Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Họa và phúc, vinasach và cây bút trước sự thật!


Bài viết hay của tác giả Kỳ Duyên đăng trên Tuần Việt Nam ngày 24/06/2011. Rinh về đây để dành, biết đâu bị rút xuống.

Họa và phúc, vinasach và cây bút trước sự thật... là những lát cắt buồn, ở đó có những suy ngẫm về nhân tình thế thái, về cái tâm, cái tài của con người trước trách nhiệm xã hội, trước vận mệnh quốc gia, mà Phát ngôn và hành động tuần này xin gửi tới quý bạn đọc
Họa và phúc
Trong tuần này, sự kiện nổi bật nhất, thu hút mọi cái đầu, con tim của người dân Việt vẫn là sự kiện Biển Đông.
Ngày 17/6/2011, Tuần Việt Nam có bài viết "Họa đấy mà phúc đấy". Bài viết ngắn gọn chưa đầy 600 chữ, nhưng chứa đựng bản chất vấn đề mà cả dân tộc Việt những ngày này đang chất chứa trong lòng- những hỉ nộ ái ố đến đau đớn, trước vận mệnh chủ quyềnquốc gia bị đe dọa.
Họa là dai dẳng.
Nhưng phúc là sâu xa, vĩnh viễn.
Họa là dã tâm xâm chiếm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc - hiển nhiên, ngang ngược, đầy thách thức.
Phúc là lòng yêu nước, ý chí bảo vệ bờ cõi của hàng triệu triệu con dân Việt Nam.
Họ là ai?
Họ là "Những cuộc đời Trường Sa", là hơn 70 người chiến sĩ công binh Việt Nam, đã hy sinh, mất tích trên bãi đá Gạc Ma năm 1988, trong trận chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo. Họ hy sinh, nhưng hình ảnh họ mãi tạc vào sóng nước, tạc trong tâm thức của Tổ quốc và nhân dân.
Là thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, "con sói biển khơi", đã 3 đời, từ đời ông đến đời cha của Mai Phụng Lưu đều gắn bó với biển, với Hoàng Sa- Trường Sa. Ba lần tàu cá của anh bị phía Trung Quốc bắt, cả 3 lần anh lại tiếp tục đóng thuyền, ngư cụ để trở về với biển. Biển Đông mới chính là ngôi nhà bình yên của tâm hồn anh, cho dù anh luôn gặp"sóng dữ".
Là Lê Văn Chiến, thuyền trưởng tàu đánh cá ĐNa-90351, 47 tuổi nhưng đã có 35 năm đi biển. Một nhân vật nổi tiếng với nhiều chiến công bảo vệ chủ quyền biển đảo, được coi là "cột mốc sống" Biển Đông. Đồng đội của anh ra khơi, nhìn vào "cột mốc" tinh thần Lê Văn Chiến, để sinh tử với nghề, cũng là sinh tử vì Tổ quốc.
Họ còn là cô giáo Trang, 23 năm sau khi chiến sĩ Võ Đình Tuấn- người yêu của chị hy sinh trên bãi đã Gạc Ma năm nào, chị chỉ có ý nguyện được ra Trường Sa, để xem "con sóng nào đã cuốn anh đi". Câu nói nhẹ nhàng, còn nỗi đau buốt tim...
Họ còn là hàng nghìn ngư dân Khánh Hòa, vẫn ngày đêm bám biển, khai thác  ngư trường đảo Nam Yết (Trường Sa). Họ đánh bắt cá, cũng chính là bảo vệ chủ quyền hải đảo.
Họ là một tộc họ Đặng (Lý Sơn-Quảng Ngãi), đã thắp hương khấn tổ tiên trước khi tình nguyện hiến tặng Tờ lệnh quý về Hoàng Sa, xuất phát từ năm Minh Mạng thứ 15, sau 6 đời nối tiếp nhau cất giữ, đóng góp vào bộ dữ liệu xác lập chủ quyền biển đảo quốc gia. Bằng hành động trân quý, vô tình dòng họ Đặng gửi tới xã hội thông điệp- tài sản của một dòng họ chỉ có thể được bảo toàn khi tài sản lớn nhất- chủ quyền quốc gia được bảo vệ.

Họ còn là TS Nguyễn Nhã, đã dành cả đời mình để nghiên cứu biển đảo, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người dày công sưu tầm các bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa, là các nhà nghiên cứu Dương Danh Huy, Đinh Kim Phúc, Từ Đặng  Minh Thu.... và rất nhiều những học giả chuyên và không chuyên, cần mẫn nghiên cứu lịch sử và luật pháp quốc tế, và lên tiếng, vì chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Và họ là những ai?
Họ còn là hàng nghìn người dân, thanh niên có, sinh viên có, trí thức có, nam phụ lão ấu có...của Hà Nội, Tp. HCM đã nối vòng tay lớn, cùng nhau biểu thị ý chí và nhiệt huyết can trường trước họa xâm lăng.
Họ còn là hàng trăm, hàng nghìn trang mạng cá nhân đã "rực đỏ vì Biển Đông", bên cạnh những tờ báo điện tử, báo giấy với hàng trăm bài viết bầy tỏ thái độ, ý chí quyết liệt trước chủ quyền Tổ quốc bị khiêu khích, bị đe dọa.
Yêu nước không phải là quyền của riêng ai.
"Họ" có thể còn là những em bé mới học lớp 1, lớp 3, lớp 6 ... đã theo cha mẹ đóng góp tiền bỏ lợn cho chương trình "Góp đá xây dựng Trường Sa".
"Họ" có thể là những người thầy miệt mài trong bài thơ "Vẽ bản đồ Việt Nam" mà thuở ấu thơ, không ít người Việt đã thuộc nằm lòng. Nét vẽ của thầy về chữ S, về Biển Đông, và lòng yêu nước của con dân Việt được bắt đầu từ những nét vẽ này đây:
"Hôm qua tập vẽ bản đồ/ Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng/ Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm/ Từ Nam Quan cho đến Cà Mau/ Từng nơi, thầy thuộc làu làu/Đây sen Đồng Tháp, đây cầu Hiền Lương/ Biển Đông Hải, trùng dương xanh thẫm...Rồi với giọng trầm hùng, thầy giảng:

...Tổ tiên từng chịu đắng cay/ Mới lưu truyền lại, đêm ngày cho ta/ Là con cháu muôn nhà gìn giữ/ Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau...."

"Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau". Câu thơ của bậc tiền nhân như dặn dò như tiên đoán, vì từng trải nghiệm cả những thăng trầm khổ đau, những bi thảm của lịch sử dân tộc trong quá khứ bị xâm lược, đâu phải lúc nào cũng chỉ thăng hoa.
Sự "sinh tử cùng nhau" - những ngày này, thấm đẫm trong "Lòng yêu nước" đăng trên Tuần Việt Nam, 11/6/2011. Yêu nước không chỉ là tình cảm thiêng liêng. Nó còn là trách nhiệm của cả người lãnh đạo trước nhân dân mình.
Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, TS Hồ Trọng Ngũ (Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh QH) có một phát ngôn ấn tượng: "Cần công khai rất nhiều vấn đề để nhân dân hiểu tình hình. Kinh nghiệm cho thấy, triều đại nào tập trung và thống nhất được lòng dân thì đều hùng mạnh và chiến thắng được ngoại bang".
Tập trung và thống nhất được lòng dân là bài học xương máu. Nhưng phải có "công khai, công luận và công pháp". Công thức 3C này chính là giải pháp hữu hiệu nhất, trong lúc "biển sôi, đất bỏng" để dẫn dắt lòng dân về cùng một chí hướng.
Biết tập trung và thống nhất được lòng dân, họa lớn sẽ thành phúc lớn.
Khi đó, lòng dân không chỉ là nước, mà sẽ là sóng thần nơi Biển Đông!

Vina...sach
Xin được mượn từ của nhà văn Nguyễn Quang Lập, khi ông ví với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, với số tiền đầu tư 70 ngàn tỷ đồng của Bộ Giáo dục, vì nó quá chính xác. Đây cũng là thông tin nổi bật của tuần, vừa đưa ra đã khiến cả xã hội sốc nặng.
Người dân sốc nặng vì quá chán ngán giáo dục với những chủ trương "không lối thoát". Nay lại chất ngất con số hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế họ sẽ phải đóng.
Còn những nhà khoa học, những chuyên gia, những người am hiểu giáo dục, sốc vì nhiều lẽ. Cái lẽ lớn nhất là tư duy giáo dục xơ cứng chai lì, cũ kỹ, cho dù đề án mang tên Đổi mới!
Không biết vì sao, ngành giáo dục rất hay làm ngược. Nó phải được coi là nét "bản sắc" truyền thống của ngành, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất:
Nhỏ nhất, như tên gọi đề án. Mới ở mức dự thảo, đã được gọi là đề án.
Nhỏ vừa, là chưa xây dựng chuẩn kiến thức, đã lại xây dựng chương trình. Đây là cách làm thuận tay nhiều năm của ngành giáo dục.
Lớn nhất, như chiến lược giáo dục. Dự thảo văn bản chiến lược giáo dục (2008-2020) xây dựng tới 20 lần vẫn chưa được thông qua. Từ chiến lược giáo dục này, mới triển khai Đổi mới giáo dục toàn diện theo kết luận của ĐH Đảng lần thứ XI. Trong cuộc đổi mới đó, chương trình, sách giáo khoa mới được tung ra. Chưa có chiến lược, chưa có đổi mới, chương trình, sách giáo khoa đã cầm đèn chạy trước. Phải chăng, vì nhân danh chương trình, sách giáo khoa thì sẽ dễ tiêu tiền hơn?
Còn nếu nói như ai đó, là phải làm sớm cho kịp với triển khai đổi mới giáo dục sau 2015, thì cũng là tư duy ...ngược. Hơn nữa, phải rất tài năng, mới xây dựng được chương trình, sách giáo khoa theo kiểu "tiên đoán" gắn với con người của thế kỷ 21 hiện đại và hội nhập. Còn nếu không vẫn là viết chương trình, sách giáo khoa kiểu "thầy giáo... sờ voi".

Không đề cập đến sự sơ sài (32 trang giấy), sự đánh tráo khái niệm (tiếng là đề án chương trình, sách giáo khoa nhưng thực chất tiền cho chương trình, sách giáo khoa chỉ chiếm 1/70 tổng số đầu tư), hay khái niệm tưởng mới "tiếp cận năng lực" mà thật ra nội dung chẳng có gì mới, người viết bài chỉ xin nêu những cái phi khoa học, và cách tư duy cũ kỹ khi chủ trương chọn viết chương trình, sách giáo khoa mới.
Chương trình, sách giáo khoa mới phải được viết trên nền tảng một cơ cấu, hệ thống giáo dục rõ ràng về quan điểm. Ngành giáo dục cần trả lời cho xã hội biết loại hình THPT có phân ban nữa hay không? Bậc tiểu học 5 hay 6 năm, khi mà hiện nay các bé mẫu giáo 5 tuổi đã học chữ?
Chương trình, sách giáo khoa mới phải triển khai đồng bộ với đổi mới cách đánh giá, thi cử. Vậy chủ trương đổi mới cách đánh giá, thi cử sẽ ra sao? Trong khi tư tưởng đổi mới cách đánh giá, thi cử của ngành vẫn mập mờ, không rõ ràng.
Chương trình, sách giáo khoa mới phải gắn với nâng cao chất lượng người thầy. Vậy các trường sư phạm cần chính sách ưu tiên, và phải đổi mới thế nào để thật sự tạo ra sức đột phá trong đổi mới phương pháp?
Tất cả điều này, về cơ bản, liệu có phải vẫn là một số 0 tròn trĩnh?
Người viết bài gắn bó với giáo dục quá nhiều năm. Theo dõi các cuộc cải cách, đổi mới giáo dục (1981, 2001), và lịch sử cải cách giáo dục, thấy rằng các cuộc cải cách giáo dục hoặc đổi mới giáo dục, ngành đều chọn khâu xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới- coi như yếu tố quyết định đầu tiên, và tập trung toàn lực cho khâu này. Tuy nhiên, đáng tiếc, chưa cuộc cải cách giáo dục, hoặc đổi mới giáo dục nào được coi thành công. Nay, ngành lại tiếp tục "con đường mòn ấy". Tư duy ấy chắc chắn một lần nữa, hứa hẹn sự... thất bại cũ!
Trong khi đó, một thực tiễn hiển nhiên: Đất nước ta, nếu không có công cuộc đổi mới cơ chế quản lý, hẳn sẽ không thể có sự thay đổi diện mạo hôm nay, cho dù còn đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ.
Một xã hội rộng lớn, nếu quyết tâm còn thay đổi được. Không lý gì ngành GD vẫn giữ mãi cơ chế ban phát xin- cho, cầm tay chỉ việc các trường. Sự đổi mới cơ chế quản lý giáo dục mới cần được coi là giải pháp đột phá. Để từ đó, các chính sách GD mới nảy sinh, điều chỉnh phù hợp thực tiễn và quy luật, khai thác tính tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm cơ sở.
Trong môi trường đó, từ trường đến cá thể giáo dục được tôn trọng, sức sáng tạo mới giải phóng. Khi đó, "vòng kim- cô bệnh thành tích", thực chất là dối trá triền miên, cũng sẽ dần bị vô hiệu hóa.
Con tàu vina...sách, với 70 nghìn tỉ đồng dự kiến đầu tư, mới phác thảo trên giấy, đã bộc lộ những khuyết tật mang tính hệ thống, liệu có sẽ là con số nợ dân trong sự thất vọng tràn trề tiếp theo?
Đã đi với nhân dân, viết không thể khác!
Một sự kiện nổi bật trong tuần nữa là kỷ niệm Ngày báo chí Việt Nam 21/6. Cũng ngay sáng 21/6, có một bài thơ "Sự thật với nhà báo", đăng trên Tuần Việt Nam lập tức được bạn đọc quan tâm:
Khi nhà báo cúi đầu/ khúm núm.../ ngòi bút run/ nhân cách đê hèn/ sẽ sẵn sàng bán cả lương tri/ trước bạo quyền và đồng tiền nhơ nhớp/ quên dân oan/ yếu thế/ mong cầu
là ngoảnh mặt với nỗi đau đồng loại...
.... Khi nhà báo cúi đầu/ khúm núm.../là niềm tin/ minh bạch/ lụi tàn/ Cả sự thật cũng cúi đầu... vĩnh biệt.
Nhưng chắc chắn những người cầm bút quan tâm nhất. Bởi đây là nói về họ, về nhân cách cầm bút của họ trước quyền lực, đồng tiền và trước nỗi đau con người. Họ sẽ chọn cái gì?
Và bởi bài thơ cũng nói một điều cốt tử nhất của nghề báo, mong đợi nhất của bạn đọc, đó là sự thật. Và chỉ sự thật mà thôi!
Nhưng sự thật cũng vô cùng đỏng đảnh và nghiệt ngã. Ai đó có câu: "Một nửa cái bánh mì là một cái bánh mì. Một nửa sự thật đã không còn là sự thật."
Sự thật, trở thành tiêu chí giản dị, mà khắc nghiệt với bản lĩnh, trí tuệ và nhân tâm nhà báo, giữa cuộc đời còn đầy bất ổn này. Nếu chỉ viết nửa sự thật, nửa kia là sự lập lờ đánh lận con đen...  thì sao đây? Bạn đọc tinh tường sẽ không còn tin vào họ.

Bị chối bỏ, bị khinh khi vì giả trá, có nỗi tủi nhục nào hơn thế cho người cầm bút? Cây bút đó, có thể sắc sảo đó, dày dạn đó, mà vẫn là cây bút...mọt! Vì đằng sau họ, có thể là đồng tiền, có thể là bả danh lợi. Chỉ nỗi đau đồng loại là không tồn tại. Khi đó, không chỉ "Cả sự thật cũng cúi đầu...vĩnh biệt", mà bạn đọc cũng sẽ phải nói lời ai điếu.
Cũng khác với nhà văn có thể sống tự do bằng tác phẩm, nhà báo thường phải gắn mình với một cơ quan báo chí nhất định. Thì họ phải viết theo tư tưởng, tôn chỉ, định hướng của tờ báo đó. Nếu cứ một mình một chợ, sớm muộn họ buộc phải rời xa.
Nhưng còn một sự thật khắc nghiệt nữa: Nhà báo cũng là con người. Họ cũng phải mưu sinh, phải có trách nhiệm gia đình trước khi có trách nhiệm xã hội. Và thế là nghiễm nhiên, chọn lựa lối đi, cách sống, cách cầm bút thế nào còn tùy thuộc vào ý thức và quan niệm chân giá trị của mỗi cá nhân nhà báo. Vì thế mà có nhà báo thứ thiệt, cũng có nhà báo công chức. Có nhà báo chính luận cũng có nhà báo quảng cáo, nhà báo lá cải....
Xã hội Việt Nam lại cũng đang chuyển mình. Có những điều, "hôm nay đúng, mai đã lại sai rồi" bởi những thang giá trị cũng đã thay đổi. Người cầm bút không tỉnh táo chọn lựa rất có thể phạm luật, thậm chí bị quy kết, chụp mũ. Đó là một thực tế hiển nhiên và cay đắng mà tai nạn nghề nghiệp chẳng tha ai.
Và cái khái niệm "viết lách"- viết mà phải lách, không ở đâu lại trần trụi như nghề báo. Con đường thẳng, phải được đi bằng ...con đường vòng!
Trong khi bạn đọc ngày càng có trình độ, ngày càng đòi hỏi thông tin chính xác, bản chất vấn đề. Dễ hiểu bây giờ nhiều người không thỏa mãn với báo chí, họ quay sang tìm đọc những blog cá nhân, nơi họ cho rằng nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của họ. Những trang web cá nhân nổi tiếng, đa chiều, những blogger tên tuổi giờ đang trở thành một thứ quyền lực thứ 5 hấp dẫn, thách thức ngang ngửa với báo chí- vốn được coi là quyền lực thứ 4 của xã hội.
Nhà báo trước sự thật, trước trách nhiệm xã hội được bảo hiểm bằng cái gì nếu không phải bằng cái tâm?
Một cái tâm thiện trong sáng, vì lợi ích chung, hiểu biết quy luật phát triển, chắc chắn sẽ là cái ô che chở tốt nhất cho họ viết về sự thật- "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Dĩ nhiên, để viết về sự thật truyền cảm đến bạn đọc, cái tâm nhà báo chỉ có thể thể hiện bằng câu chữ chân thành, bằng chính nỗi đau của họ trước nỗi đau con người.
Bỗng nhớ tới một người đã "dạy" tôi về nghề báo. Ông tên là Diễm, nguyên Trưởng Ty GD Tây Ninh (nay đã mất), là cán bộ ở R. Năm 1977, tôi theo ông về Tây Ninh công tác, giữa lúc chiến tranh biên giới Tây Nam. Trước lúc tôi trở về TP, chợt ông hỏi: "Cô có mấy năm trong nghề rồi?". Hoảng quá, mình có gì thất thố chăng: "Dạ, 4 năm ạ". "Làm nhà báo là phải thế. Phải đi với nhân dân!". Câu nói nhẹ nhàng, mà như một hành trang thật nặng nhọc ám ảnh...
Lại nhớ tới câu của nhà thơ Ngô Minh: "Đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác".
Vâng, đã đi với nhân dân, viết không thể khác!
Nhưng cái "không thể khác" đó, với nhà báo nhiều lúc cay cực làm sao?
Chỉ để sự thật không bao giờ phải cúi đầu...vĩnh biệt!

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Con ông chết vì ngộ độc.



Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp - Chương I: Thuế máu - Trang 40-41

.... Caùc ngaøi chieán thaéng quang vinh cuûa chuùng ta thöôøng quen thoùi “giaùo duïc” ngöôøi baûn xöù baèng ñaù dít hoaëc roi voït. 

Anh Nahoâng ñaùng thöông haïi ñaõ bò aùm saùt ñeán hai laàn. Laàn thöù nhaát bôûi tay teân ñaïi uùy Vida, laàn thöù hai bôûi tay teân lang baêm ñoùng lon quaân nhaân coi vieäc phaãu nghieäm xaùc cheát. Teân naøy ñaõ ñaùnh caép vaø giaáu bieät boä oùc ngöôøi cheát ñeå phi tang, ñaëng cöùu hung thuû laø baïn cuûa haén. Nhöng than oâi! Anh Nahoâng khoâng phaûi laø naïn nhaân duy nhaát cuûa boïn quaân phieät thuoäc ñòa! Moät baïn ñoàng nghieäp cuûa chuùng toâi ôû thuoäc ñòa ñaõ thuaät chuyeän moät naïn nhaân khaùc nhö sau:

“Laàn naøy, söï vieäc xaûy ra trong trung ñoaøn lính khoá ñoû thöù 5 ôû Medoâng –Careâ. Naïn nhaân laø moät ngöôøi lính treû tuoåi teân laø Terieâ queâ ôû Teâneùt thuoäc lôùp quaân dòch naêm 1921. 

Anh cheát trong tröôøng hôïp raát thöông taâm. Ngaøy 5 thaùng 8, anh lính treû Terieâ ñeán beänh xaù cuûa trung ñoaøn ñeå xin thuoác taåy. Ngöôøi ta ñöa thuoác taåy cho anh, noùi ñuùng hôn laø ñöa cho anh moät thöù thuoác maø anh töôûng laø thuoác taåy. Anh uoáng vaø vaøi giôø sau anh ñau buïng quaèn quaïi, roài laên ñuøng ra cheát. 

Cuï thaân sinh ra Terieâ nhaän ñöôïc moät böùc ñieän baùo tin raèng ngöôøi con ñoäc nhaát cuûa cuï ñaõ cheát vaø saùng hoâm sau, chuû nhaät, seõ ñöa ñaùm. Böùc ñieän khoâng coù ñeán nöûa lôøi an uûi hay giaûi thích. 

Ñau xoùt ñeán cöïc ñoä, cuï Terieâ ñeán ngay Angieâ, tìm trung ñoaøn lính khoá ñoû thöù 5 ôû Medoâng – Careâ. ÔÛ nay cuï ñöôïc bieát xaùc con ñang ñeå ôû beänh vieän Maydoâ. (Maø laøm sao xaùc Terieâ laïi chôû ñeán ñaây ñöôïc nhæ? Phaûi chaêng ñeå traùnh vieäc khaùm nghieäm maø luaät leä ñaõ qui ñònh laø baét buoäc ñoái vôùi moïi tröôøng hôïp chết ôû traïm y teá, ngöôøi ta ñaõ chôû xaùc anh ta ñeán beänh vieän laøm ra veû nhö beänh nhaân ñaõ cheát ôû doïc ñöôøng?). 

Ñeán beänh vieän, ngöôøi cha ñau khoå xin thaêm xaùc con; ngöôøi ta baûo haõy chôø ñaõ. Maõi sau, moät quan tö thaày thuoác môùi ñeán baùo cho oâng bieát laø vieäc phaãu nghieäm khoâng phaùt hieän daáu veát gì khaû nghi caû. Noùi xong haén boû maëc cuï ñöùng ñoù, khoâng cho pheùp cuï vaøo thaêm xaùc con. Theo tin cuoái cuøng thì hình nhö cuï thaân sinh ra Terieâ ñaõ ñeán hoûi vieân ñaïi taù chæ huy trung ñoaøn lính khoá ñoû thöù 5 veà nguyeân do caùi cheát cuûa Terieâ vaø ñaõ ñöôïc traû lôøi laø: con oâng cheát vì ngoä ñoäc!

Học Thuyết Monroe là gì?

Sáng nay, trên các mạng nói  Trung Quốc quyết tâm áp dụng Học thuyết Monroe

Chẳng biết học thuyết Monroe như thế nào? Tìm trên www.tailieu.vn một bài viết bên dưới nhưng không biết tác giả là ai? Rinh tạm về đây:

                                 James Monroe  ( 1759-1831)


1. Học thuyết Monroe (1823)
1.1 Hoàn cảnh ra đời
            Sau các phát kiến địa lý, trong khi phần lớn Bắc Mỹ nằm dưới sự cai quản của Anh thì hầu hết các nước Mỹ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự kiện 13 thuộc địa của Anh hợp lại giành độc lập và lập nên nhà nước Hoa Kỳ đã tác động mạnh đến các quốc gia Mỹ Latinh, thôi thúc các nước này đứng lên giành độc lập, tự do cho riêng mình. Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đều hướng về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh Napoleon mà cụ thể là cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoleon năm 1808 đã tạo cơ hội thuận lợi cho người Mỹ latinh vùng lên khởi nghĩa. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo của Simon Boliviar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả các khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc đều giành được độc lập.
            Tuy nhiên, chính lúc đó, Nga, Áo, Phổ  đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nơi phong trào quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này – có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon – đã huy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính sách này đã đi ngược với quyền tự quyết của Mỹ và khiến người Mỹ lo âu. Mỹ lo lắng về ý định muốn phục hồi những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha sẽ ảnh hưởng tới lợi ích thương mại của Mỹ cũng như là an ninh lãnh thổ nước Mỹ. Và bởi vì Mỹ latinh cũng có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích thương mại của Anh nên Anh cũng muốn ngăn chặn hành động này.  Do đó, Anh hối thúc mở rộng các đảm bảo của Anh – Mỹ đối với Châu Mỹ latinh.
            Về tình hình nước Mỹ, sau cuộc chiến tranh với Anh năm 1812, Mỹ chính thức chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia Châu Âu. Kinh tế công nông nghiệp dần phát triển, đặc biệt là công nghiệp do động lực lấp khoảng trống trong thương mại với Châu Âu do chiến tranh. Cùng với đó là tư tưởng bành trướng cố hữu lại xuất hiện nhằm tìm kiếm thị trường, phát triển và củng cố thêm nền kinh tế. Ngoài tập trung phát triển kinh tế đất nước, người dân Mỹ còn dõi theo cuôc cách mạng ở Mỹ latinh. Các cuộc cách mạng này đã củng cố niềm tin của người Mỹ về quyền tự trị của họ. Do đó, năm 1822, trước sức áp lực ngày càng lớn của dư luận, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là James Monroe đã công nhận nền độc lập thực sự, toàn toàn tách khỏi những mỗi ràng buộc với các đế quốc Châu Âu của các quốc gia Trung và Nam Mỹ, đồng thời trao đổi công sứ với các quốc gia này. Hơn thế nữa, tổng thống Monroe còn đưa ra Học thuyết Monroe với ý nghĩa bề nổi là tôn trọng và bảo về quyền tự do của người Châu Mỹ, khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ’.
1.2 Nội dung học thuyết Monroe
            Vào tháng 12 năm 1823, nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội, tổng thống James Monroe đã đưa ra Học thuyết Monroe với 3 nội dung chính sau đây:
            Các lục địa Châu Mỹ…từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành.
            Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống (chính trị) của họ tới bất cứ một bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta.
            Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất kỳ cường quốc Châu Âu nào. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương pháp nào do bất cứ cường quốc Châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù địch với nước Mỹ[1].
            Trước hết phải khẳng định rằng, vào thời điểm học thuyết Monroe ra đời, nước Mỹ tuy đã thoát khỏi sự phục thuộc vào kinh tế các nước Châu Âu và dần phát triển kinh tế nhưng Mỹ vẫn chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện những gì học thuyết Monroe đề ra nếu như không có sự ủng hộ của Anh. Tuy nhiên, ta phải công nhận rằng, sự ra đời của học thuyết này mang một ý nghĩa to lớn, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, tác động tới quan hệ quốc tế.
1.3 Ý nghĩa
            Nhìn chung, vào thời điểm học thuyết Monroe mới được công bố, học thuyết này đã nhận được nhiều sự ủng hộ phần lớn từ các quốc gia Mỹ Latinh - các quốc gia mà đều hướng tới mục tiêu chung là giành được độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng của các cường quốc Châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của các quốc gia Châu Mỹ qua sự khẳng định “Châu Mỹ là của người Châu Mỹ”.
Không chỉ vậy, học thuyết Monroe còn là một lời cảnh báo tới các quốc gia Châu Âu hãy tránh xa lục địa Châu Mỹ nói chung và Mỹ latinh nói riêng. Thực chất, đây là một học thuyết nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ lực kiềm chế sự khôi phục và việc giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn những ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống chính trị của các quốc gia Châu Âu ở lục địa này và cuối cùng là loại trừ ảnh hưởng của Châu Âu ra khỏi Châu Mỹ. Sự ra đời của học thuyết này được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành trướng mà mục tiêu bành trướng ở đây trước hết là Mỹ Latinh. Mỹ muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị…của Mỹ ở vùng này. và có thể nói ẩn sau việc tuyên bố học thuyết Monroe là một nỗ lực bành trướng trên toàn bộ lục địa này nhưng bằng phương pháp hòa bình, mang tính chất nhân đạo, bảo vệ công lý và quyền tự do của con người.
Theo dõi xuyên suốt chiều dài lịch sử đối ngoại của Mỹ, ta còn thấy được Học thuyết Monroe là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ sau này, chỉ đạo một xu hướng trong chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là sự ra đời của hệ luận Rossevelt, chính sách ngoại giao đô la, chính sách mở cửa…
Ngoài ra, theo một số quan điểm, học thuyết Monroe chính là một động lực thực sự để thiết lập một chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mỹ. Theo như lời cựu Cựu thẩm phán tòa án tối cao và ứng cử viên tổng thống Woodrow Wilson vào năm 1916, Charles Evans Hughes thì “Học thuyết Monroe là một chính sách phòng thủ quốc gia… một sự xác nhận nguyên lý của an ninh quốc gia”[2].  Việc Mỹ công nhận nền độc lập của những “hàng xóm” lận cận của mình, đưa ra học thuyết tránh cho những nước này chịu ảnh hưởng của quốc gia Châu Âu cũng chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ Mỹ.


[1] Khái quát về lịch sử nước Mỹ - Ấn phẩm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - 2005

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Có mặt không phải để góp vui

Trên vnexpress đưa tin, Ông Lê Hoàng Quân tái đắc cử Chủ Tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kèm theo thông tin Thanh Thúy và Quế Trân góp vui trong phần biểu diễn văn nghệ.

Có thể hai người đã làm cho mọi người ở nghị trường UBND TPHCM hài lòng, thú vị... nhưng cũng nên nhớ là nhân dân thành phố đã bầu hai người làm đại diện không chỉ để góp vui đâu nhé.

Xem chi tiết ở đây

Gởi "các anh" ở Sài Gòn


Em biết "các anh" chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao cho thôi. Em biết "các anh" vẫn là người làm công ăn lương nhà nước ( "các anh" nhớ là lương nhà nước phát cho "các anh" là do tụi em đóng thuế đó nha), các anh cũng phải cơm áo gạo tiền, cũng có gia đình để lo toan.... Cho nên, việc của "các anh" làm là nghĩa vụ của.."các anh". Tụi em không trách gì...

Chủ nhật 5/6, em biết, "các anh" và cấp trên của "các anh" hình như không lường trước được quy mô của đoàn biểu tình nên đã bố trí lực lượng hơi mỏng. Đoàn biểu tình áp sát Lãnh Sự Quán Trung Quốc quá, nên đã làm "các anh" sợ. Sợ tụi em làm bậy....

Và em biết, rút kinh nghiệm cho ngày 5/6, ngày 12/6 "các anh" đã quán triệt quá mức nên đã xãy ra trường hợp "các anh" bắt người biểu tình như.. bắt heo trước bàn dân thiên hạ. Không biết "các anh" có biết, hình ảnh đó nhìn rất phản cảm, đã làm mất đi hình ảnh lực lượng mang tên nhân dân, làm mất thể diện quốc gia trên trường quốc tế, làm tổn hại đến lòng tự trọng của những người dân yêu nước. Và đặc biệt, điều này đã làm cho tụi Trung Quốc nó cười vào mặt tụi em và mặt "các anh". "Các anh" biết đó, tụi em có làm gì sai trái đâu? Biểu thị tình yêu nước, phản đối tụi Tàu xâm lược, lấn biển, khủng bố ngư dân Việt Nam thôi mà.

Ngày 12/6, thật sự, "các anh" làm quá rát. Nên ngày 19/6 tụi em cũng ngán. Vì vậy, "các anh " được rảnh, cấp trên của "các anh" không căng thẳng nhiều.

Sau ngày hôm đó, em không biết "các anh" có được cấp trên khen khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã dập tắt cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước của dân Sài Gòn hay không? Nhưng em đoán, lại một lần nữa tụi Tàu nó cười vào mặt tụi em và cả vào mặt "các anh".

Em biết, "các anh" rất sợ kẻ xấu lợi dụng gây bạo động chống "các anh", chống chính phủ.... "Các anh" suy nghĩ như thế cũng có lý...của "các anh". Nhưng cái lý lẽ đó để ngăn cản tụi em thì xem chừng vô lý. "Các anh" nghĩ đi, chẳng lẻ "các anh" sợ người dân vi phạm luật giao thông, gây tại nạn thì cấm tất cả các xe không ra đường à.? Ai vi phạm thì "các anh" tóm thôi - nhiệm vụ "các anh" là như thế. Ai lợi dụng thì "các anh" cứ vác vào bót. Việc này dể mà. Lực lượng của "các anh" đông và tụi em cũng sẽ giúp "các anh" một tay. "Các anh" yên tâm nha.

Vì vậy, lần sau ( có thể là chủ nhật tuần này 26/6) tụi em lại xuống đường đả đảo bọn Tàu thì "các anh" nhớ làm nhè nhẹ nha. Đừng có "nhiệt tình" quá, đừng có biểu dương lực lượng nhiều làm tụi em ngại. "Các anh" thấy mấy anh ở Hà Nội không? Mấy anh ngoài đó xử sự cũng được đấy chứ?!

Vài lời nhắn nhủ vời "các anh", nhắc nhớ "các anh" đừng để cho tụi Tàu nó cười vào mặt tụi em và mặt "các anh" một lần nữa nhé.

Tụi em đội ơn "các anh"

Sài Gòn, ngày 22/6/2011

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Thủ tướng tổ chức biểu tình.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Hattrick cho Hà Nội. Sài Gòn bị đá phản lưới nhà.

Andrés Escobar bị bắn chết khi đá phản lưới nhà.

Ngày 2 tháng 7 năm 1994, Escobar bị bắn bên ngoài quán bar El Indio ở ngoại ô Medellín. Theo lời kể lại của bạn gái anh, tên sát nhân hét lên "Gooooooooooooool!" (nhại theo tiếng hô của các bình luận viên thể thao Nam Mỹ mỗi khi có bàn thắng được ghi) với mỗi phát súng trong 12 phát bắn vào Escobar.

Vụ án mạng được cho rằng là sự trừng phạt về bàn thắng vào lưới nhà. Tuy nhiên không rõ tên sát nhân tự ý thực hiện hay do một trong những kẻ cá cược - đã mất một khoản tiền lớn vào cửa Colombia đoạt cúp, hay ít ra vào được vòng sau.

Nguồn: tại đây

Tiếng nói thế hệ trẻ.

Tiếng nói thế hệ trẻ
Thơ: Trịnh Sơn
Nhạc: Đặng vương Quân



 Còn tôi hay không còn,trước ngõ nhà em hoa vẫn nở. Con cún có thèm hơi khách quen,vẫn biết cọ xồm xoàm vào nỗi nhớ. Còn tôi hay không còn, phố vẫn chật, người vẫn đông. Những biển hiệu không ghi bằng tiếng quê hương vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi ô nhục tuổi trẻ.

Tôi phải đi ngay bây giờ, Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta. Của tuổi thơ nghe bà kể chuyện năm mươi đứa con theo cha xuống biển. Của mòn vẹt ghế nhà trường thư cho các anh lính canh giữ đảo,của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng, của niềm tự hào biển bạc,của con oằn gánh hình chữ S.

Tôi phải đi ngay bây giờ,không súng ống, không dao găm. Tôi có trái tim mang hình tam giác ba góc nhọn mài sắc thưở Bình Ngô. Không tổ chức, không đồng phục. Tôi có mười đầu ngón tay nhỏ máu lên áo trắng nhuộm thành cờ. Vác sóng lên vai ném về phía giặc. Không hoan hô, không ghi công.Tôi có bia thời gian ướp bằng muối. Miệng thời gian mặn mòi cá đói. Tôi phải đi ngay bây giờ,Biển chúng ta và hải đảo của chúng ta.

Em đừng nép vào Tô Thị chờ chồng,mau lấy chồng đẻ con,nuôi lớn mau nhiều thằng tôi nữa bằng sữa mẹ, bằng nước vo cơm, bằng cám heo cũng được, nhưng nhất định không bằng bột sữa Tàu Ô. Thả chúng về phía biển. Cha chúng mày đáng lẽ là người Tử Sĩ vùi sóng ở ngoài kia.

Tôi phải đi ngay bây giờ, tôi phải đi ngay bây giờ. Biển chúng ta và hải đảo của chúng ta.


http://www.youtube.com/watch?v=HvgoXelvBls&feature=player_embedded

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wRxiWBElJv

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Đập tan âm mưu Biểu thị Tình yêu nước.


Bia trước Sở Văn Hóa Thông Tin TPHCM.

Sáng nay, đi về ngang qua Sở Văn Hóa Thông Tin TPHCM, tiện tay chụp 1 tấm hình bia đá ghi công của các bậc tiền nhân làm cho một Sài Gòn quật khởi. Chợt buồn...

"Các anh" sáng nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đập tan âm mưu Biểu thị Tình yêu nước của người dân sống ở Sài Gòn. Sau này, con cháu sẽ ghi tên "công lao" của "các anh".

Tái bút: Ngày mai tìm trường cho con học... tiếng Tàu. Hảo hảo...

Uy lực Kung Fu có hiệu lực tại Sài Gòn ngày 19/06/2011


Lực lượng xung phong.

Sáng bình yên...

Thầy Long?

Bó tay trước 113

Buồn quá... Dạo 1 vòng xem tình hình.

3 anh chụm lại... nên hòn gì ta?

Vắng..

.

Duy nhất 1 người đi..du lịch.

Chào em... Heee

Mấy anh này nhiệt tình lắm....


Trên đường về...